• Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

    06/01/2023
    PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Tai nạn thương tích (TNTT) thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Nhằm hạn chế nguy cơ trẻ bị TNTT chúng ta cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh và sơ cấp cứu kịp thời qua một số trường hợp sau: 1. Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ: - Trẻ em không để trẻ đi xe đạp hàng ba. Không đùa nghịch đu bám tàu xe. - Phụ huynh không điều khiển xe sau khi uống bia, rượu, đồ uống có cồn. - Mọi người khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. - Trẻ nhỏ khi qua đường cần có người lớn đi kèm. - Phải làm hàng rào, cổng, cửa chắn nếu nhà gần đường giao thông đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. • Cách sơ cấp cứu: - Khi trẻ bị tai nạn giao thông cần nhanh chóng cầm máu vết thương. - Nếu bị chấn thương ở đầu hay nghi ngờ ở gãy xương cần cố định và bất động nạn nhân, gọi người có chuyên môn y tế giúp đỡ sau đó nhanh chóng chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. 2. Phòng tránh ngã cho trẻ em: Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, leo trèo nên rất dễ bị ngã. Ngã là tai nạn thương tích dễ gặp và dễ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. - Thường xuyên nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau khi ở nhà, ở trường, trên đường đi học, đi chơi. - Dạy trẻ không được leo trèo: trèo cây, trèo tường, cột điện, cầu thang... - Võng mắc cho trẻ phải thấp và có dây buộc 2 mép võng khi trẻ ngủ trong võng. Không cho trẻ nhỏ đùa nghịch, đu võng…. - Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang không trơn trượt, không quá dốc, quá hẹp. - Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân khô ráo không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm. • Cách sơ cấp cứu: - Quan sát, tìm hiểu nguyên nhân gây cho trẻ ngã để có cách xử lý thích hợp. - Nếu chấn thương nhẹ như bầm, tím, xây sát da thì phải rửa bằng nước sạch, sát trùng và băng lại. - Nếu chấn thương nặng như gãy xương, chảy máu thì phải cố định xương và cầm máu bằng cách băng ép sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. 3. Phòng tránh bỏng cho trẻ em: Bỏng rất nguy hiểm, nếu bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, co rút cơ, gây tàn phế suốt đời hoặc gây chết người. Trẻ em, đặc biệt từ 2 - 6 tuổi dễ bị bỏng vì tính trẻ hiếu động, tò mò và do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ. - Hãy để xa tầm tay của trẻ các vật nóng, nguy hiểm - Phải làm cử chắn quanh khu vực nấu ăn. - Phải để xa tầm tay trẻ đối với thức ăn, đồ uống, mới nấu như nồi cơm, nước sôi, phích nước nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn… - Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. - Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa và các vật dễ cháy nổ như diêm, bật lửa, xăng dầu. Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng, ngâm vùng cơ thể bị bỏng hoặc dưới vòi nước mát trong vòng 20- 30 phút, sau đó chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. 4. Phòng tránh các vật sắc nhọn cắt, đâm: * Trẻ nhỏ rất tò mò, thích tiếp xúc với mọi vật nên có nguy cơ cao bị các vật sắc nhọn cắt, đâm vào người. - Để các vật sắc nhọn lên cao hoặc có giá treo ngoài tầm với của trẻ. - Không cho trẻ chơi với các vật dụng sắc nhọn trong gia đình hoặc chơi ở nơi có nhiều vật dụng sắc nhọn xung quanh như mãnh kính vỡ, đá nhọn… • Cách sơ cấp cứu: Nhanh chóng rửa sạch, sát trùng và cầm máu vết thương, sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Mỗi thầy cô giáo và cha mẹ HS cần hướng dẫn cho trẻ các kĩ năng tham gia vui chơi an toàn, biết cách phòng tránh những tai nạn thương tích khi tham gia các hoạt động hàng ngày. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm, mà còn thể hiện tình cảm của người lớn dành cho trẻ em. Mỗi gia đình, cá nhân hãy cùng chăm lo, bảo vệ trẻ em, góp phần phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em. NV Y TẾ Võ Thị Mỹ Tiên
  • Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

    23/12/2022
    TUYÊN TRUYỀN THÁNG 12 PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỨC ĂN Ở TRẺ Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ 1h trở đi. Nôn ói vài lần hoặc rất dữ dội, liên tục, đau bụng từng cơn, tiêu chảy là các triệu chứng mà bé gặp phải. Tùy theo từng tác nhân gây ngộ độc nên có bé bị tiêu chảy nhiều hơn hoặc nôn ói nổi bật. 8 nguyên tắc phòng ngộ độc thức ăn hiệu quả 1. Rửa tay và các dụng cụ nấu ăn kỹ càng Vệ sinh tay, dụng cụ nấu ăn cẩn thận sẽ giúp phòng tránh hiện tượng nhiễm trùng chéo - sự lây nhiễm vi khuẩn từ vật này sang vật khác. Vì vậy hãy rửa tay cũng như các loại dụng cụ nấu ăn kỹ lưỡng bằng nước xà phòng ấm trước và sau khi chế biến thức ăn, đặc biệt khi chế biến thịt sống, gia cầm, cá, sò hến, tôm cua và trứng. 2. Không đặt chung thức ăn chưa chế biến với thức ăn chín - Không đặt các thực phẩm tươi sống như thịt cá cạnh các loại thực phẩm khác. - Nên gói kín thịt cá tươi sống bằng túi ni lông để tránh rò rỉ nước ra các loại thực phẩm khác. - Không dùng chung dao, thớt hay các dụng cụ cắt gọt khác cho các loại thịt tươi sống và các loại thức ăn sẵn như bánh mì và các loại rau xanh, củ quả. - Khi chế biến, đồ đựng thực phẩm thịt tươi sống phải riêng biệt với thực phẩm đã nầu chín. 3. Nấu chín kỹ thức ăn Một điều bạn cần lưu ý là có thể bề ngoài và mùi vị của thức ăn bị nhiễm độc (khuẩn) không khác gì so với thức ăn an toàn, do vậy bạn nên nấu chín kỹ thức ăn. Để kiểm chứng cách tốt nhất là dùng nhiệt kế. Đồi với hầu hết các loại thức ăn, nhiệt độ an toàn (có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn có hại) là từ 60 - 82oC 4. Bảo quản thức ăn cẩn thận Các loại vi khuẩn có hại có thể tái sinh rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản an toàn. Sau khi mua hoặc sau khi chế biến trong vòng 2 giờ đồng hồ, bạn nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Nếu nhiệt độ phòng hơn 32oC, thức ăn phải được đưa vào tủ lạnh trong vòng 1 tiếng. Ngoài ra, các loại thực phẩm như thịt, cá và các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến cần được bảo quản trong tủ lạnh ngay sau khi mua về cho đến khi bạn chế biến chúng (thời gian bảo quản không được kéo dài quá 2 ngày). Riêng với các loại thịt như thịt bò, thịt bê, thịt cừu hay thịt lợn, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 3 - 4 ngày. 5. Làm tan giá thực phẩm đúng cách - Trong tủ lạnh: Khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, bạn nên gói chặt thực phẩm trong túi ni lông, nhất là đối với thịt cá để tránh nước của các loại thực phẩm này vương vào các thực phẩm xung quanh. Một khi thực phẩm đã tan giá, đối với các loại thịt xay, thịt gia cầm, các loại cá, bạn nên chế biến luôn, không nên để quá 2 ngày; còn với các loại thịt khác có thể để trong 3 - 5 ngày sau khi tan giá. - Trong nước đá: Tương tự như bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, khi bảo quản thực phẩm trong nước đá, bạn cũng nên gói kín thực phẩm bằng túi ni lông và nên điều chỉnh nhiệt độ nước đá 30 phút một lần và hãy chế biến ngay sau khi thực phẩm được làm tan giá. 6. Lưu ý khi bày biện thức ăn - Hãy loại bỏ thức ăn dư thừa (đã tiếp xúc với nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ đồng hồ hoặc để ngoài thời tiết nóng trong hơn 1 giờ). - Nếu bạn có nhu cầu bày biện thức ăn nguội ra sớm hơn 2 giờ đồng hồ, hãy sử dụng khay đá đặc phía dưới để thức ăn được bảo quản lạnh tốt hơn và thay thường xuyên khi đá tan chảy. Khi dùng khay đá, bạn nên đựng thức ăn vào đồ đựng nông để tất cả các phần trong thức ăn được bảo quản đều. - Nếu bạn muốn bày thức ăn nóng trong hơn 2 tiếng, bạn nên sử dụng khay giữ nóng thức ăn, lò hâm (để ở bàn ăn) để giữ thức ăn luôn nóng. 7. Hãy bỏ ngay những thức ăn có nguy cơ Bạn hãy đổ bỏ những thực phẩm mà bạn không biết rõ liệu đã được chế biến, bảo quản hay chưa vì nếu thức ăn để trong nhiệt độ phòng quá lâu có thể sẽ chứa vi khuẩn hay độc tố mà không thể tiêu diệt bằng nấu nướng. Bạn cũng đừng nên nếm thử những loại thức ăn như vậy mà chỉ đơn giản là loại bỏ chúng ngay, thậm chí ngay cả khi trông chúng có vẻ thơm ngon, an toàn để ăn. 8. Một số thực phẩm cần lưu ý Ngộ độc thức ăn đặc biệt nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng cho trẻ nhỏ do vậy bạn nên chú ý đối với các loại thực phẩm sau: - Các loại thịt không quen thuộc - Các thực phẩm hải sản tươi sống hay chín tái như cá, sò, trai.. - Trứng sống, tái hoặc các sản phẩm có thành phần trứng.. - Sữa và các sản phẩm sữa không tiệt trùng Bạn hãy luôn tuân theo những quy tắc về an toàn thực phẩm trên để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho cả gia đình mình nhé.
  • Tuyên truyền tiêm phòng vaccin covid 19

    28/11/2022
    BÀI TUYÊN TRUYỀN TIÊM VẮC XIN COVID-19 Trong những ngày gần đây tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Tại huyện Cần Giuộc, từ giữa tháng 7 đến nay số ca mắc COVID-19 đã tăng trở lại ở các xã và ghi nhận 2 trường hợp tử vong tại xã Long An và xã Long Thượng. Để hạn chế đến mức thấp nhất số ca nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 thì việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp hiệu quả để bảo vệ bản thân gia đình và những người xung quanh, đặc biệt biến thể mới COVID-19 nguy hiểm và lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Do đó việc tiêm vắc xin phòng bệnh là rất quan trọng để chống lại các biến thể mới đang lưu hành tại Việt Nam, nhất là trẻ em và những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền,... Để có thể tiếp tục tăng cường khả năng miễn dịch cộng đồng và hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc mới hoặc tái nhiễm COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Cần Giuộc kêu gọi mỗi người dân, mỗi gia đình cùng với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục hưởng ứng và vận động mọi người cùng hưởng ứng chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19. Đối với trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi phụ huynh cần tích cực tham gia tiêm đủ 2 mũi cho trẻ khi đến lượt để phòng COVID-19 hiệu quả nhất. Sự đồng lòng, quyết tâm và ý thức của mọi người dân trong việc tham gia tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch bệnh. “Hãy cùng nhau thực hiện Thông điệp 2K + vắc xin để phòng chống dịch bệnh COVID-19”
  • Tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết

    26/10/2022
    BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue gây nên rất thường gặp ở trẻ em. I. NGUYÊN NHÂN: • Do bị muỗi Aedes đốt và truyền vi rút. II. TRIỆU CHỨNG: • Sốt cao đột ngột 39-40 độ, kéo dài 2-7 ngày , khó hạ sốt. • Đau đầu dữ dội ở vùng trán , sau nhãn cầu. • Có thể có nỗi mẫn ,phát ban. Trường hợp nặng có thêm các triệu chứng:  Dấu hiệu xuất huyết :chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam,chảy máu chân răng,vết bầm tím ở chổ tiêm,ói ra máu ,đi cầu phân đen.do bị xuất huyết nội tạng.  Đau bụng ,buồm nôn, tay chân lạnh ,người vật vã hốt hoảng ,(hội chứng choáng xuất huyết nội tạng gây mất máu ,tụt huyết áp),nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. III. PHÒNG NGỪA: • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ loại bỏ nơi sinh sảncủa muỗi , diệt bọ gậy(lăng quăng). • Phòng chống muỗi đốt: tăng cường phòng chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất vào không gian. IV. ĐIỀU TRỊ: • Khi phát hiện bệnh cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. • Lau mát hạ sốt hoặc dùng các loại thuốc như paracetamol.